Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Đau vú ở phụ nữ

Đau vú là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ trẻ hơn những người vẫn còn có thời gian (chu kỳ kinh nguyệt). Những đau đớn có thể được ở một vú hoặc cả hai.Nó có thể đến và đi mỗi tháng, hoặc nó có thể kéo dài vài tuần, hoặc thậm chí cả tháng.
What causes breast pain? Nguyên nhân gây đau ngực?
Nhiều việc có thể gây ra đau hoặc đau ở ngực của bạn. Đây là một số trong số họ:

* thay đổi trong thời gian của bạn
* Khả năng giữ nước, trong đó có thể xảy ra trong thời gian của bạn
* Tổn thương vú của bạn
* Mang thai
* Cho con bú (điều dưỡng)
* Bị nhiễm trùng vú
* Ung thư vú (không phải là một nguyên nhân thông thường của vú đau) 

Nếu bạn có đau ngực kéo dài trong một thời gian dài hoặc giữ trở lại, đây có thể là một ý tưởng tốt để nói chuyện với bác sĩ của bạn về nó.

Làm thế nào bác sĩ của tôi có thể tìm thấy nguyên nhân gây ra đau vú của tôi?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn câu hỏi để tìm ra nguyên nhân của đau của bạn và quyết định xem bạn cần điều trị. Người đó có thể yêu cầu bạn mô tả những đau đớn và nơi ở khu vực vú của bạn, bạn cảm thấy nó. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem nếu bạn có cục u ở vú.

Nếu bạn trẻ hơn 35 tuổi và không có một khối u vú, bác sĩ của bạn có thể quyết định rằng bạn không cần bất kỳ thử nghiệm. Nếu bạn đang già hơn 35 tuổi và không có một khối u vú, bác sĩ của bạn vẫn có thể muốn bạn để có được một tuyến vú. chụp hình vú là một x-quang đặc biệt của bộ ngực.

Nếu bạn có một lần (hoặc nhiều cục u) ở ngực, bác sĩ của bạn có thể quyết định rằng bạn cần một hoặc một số các xét nghiệm này:

* Một tuyến vú
* Một sonogram vú. Thử nghiệm này không đau sử dụng sóng âm để làm cho một hình ảnh của bướu.
* Một sinh thiết vú. Đối với thử nghiệm này, một số mô được lấy ra khỏi vú của bạn và nhìn dưới kính hiển vi. 

Làm thế nào là đau ngực điều trị?
Có phương pháp điều trị khác nhau cho đau vú phụ thuộc vào những gì đang gây ra nó. Quý vị và bác sĩ của bạn có thể nói về những phương pháp điều trị và chọn một hoặc nhiều có thể làm việc cho bạn. Đây là một số phương pháp điều trị có thể cho đau vú:

* Mặc một áo ngực hỗ trợ
* Đi một thuốc mua không cần toa-pain
* Đi danazol (đối với cơn đau nặng) 

phương pháp điều trị khác để giảm đau vú đôi khi được sử dụng. Tuy nhiên, không có bằng chứng rằng những phương pháp trị liệu làm việc:

* Tránh cà phê
* Sử dụng ít muối
* Đi vitamin E hoặc vitamin B6
* Đi "nước uống thuốc" (một thuốc lợi tiểu) 

Hầu hết thời gian, đau vú đi xa ngày của riêng mình sau một vài tháng.


Sức khỏe sinh sản

* Tìm cục u vú
* Kiểm tra di truyền nguy cơ ung thư vú
* vú Khát vọng
* Galactorrhea

Đau ngực - Vì sao?


Bộ ngực luôn là "điểm nhấn" ấn tượng trên cơ thể của người phụ nữ. Rất nhiều chị em lo âu khi vòng một của mình có số đo khiêm tốn.

Ngược lại, không ít người, sau những lần sinh nở, lại ngỡ ngàng khi bộ ngực của mình bị tác động quá nhiều bởi "lực hút của trái đất".
Xem ảnh lớnTuy nhiên, dưới góc nhìn của bác sĩ, một bộ ngực đẹp, trước tiên phải đạt tiêu chuẩn không viêm, không đau, tóm lại là khỏe mạnh. Mặc dù đã có nhiều thông tin về sức khỏe bộ ngực, thế nhưng phần đông phụ nữ vẫn "mù" kiến thức trong lĩnh vực này.
Bác sĩ Trần Thị Vân Anh, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên khám sản phụ khoa - vú, qua kinh nghiệm thăm khám, bà nhận thấy:
Nhiều người bị viêm vú sau khi sinh, dù chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Ngay từ lúc sản phụ có thai, núm vú của bà mẹ tương lai cần được làm vệ sinh thường xuyên. Massage vú trước khi cho con bú là việc rất dễ làm, nhưng ít có bà mẹ nào thực hiện, vì vội vàng khi nghe con khóc, vì không có thói quen, hoặc cho con bú ở chỗ có người lạ... Chăm sóc và vệ sinh núm vú, sẽ ngăn ngừa được tình trạng tắt tia sữa, dẫn đến hiện tượng viêm tuyến vú, áp-xe vú. Khi một bên vú bị viêm, vú còn lại, em bé cũng không thể bú, vì vi khuẩn đã vào máu, ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa.
Vấn đề phổ biến khác mà giới nữ hay mắc phải là bị đau vú. Vì thiếu hiểu biết, nên đa số chị em rất sợ hãi, lo lắng. Theo thống kê của chuyên khoa ung thư, ở phụ nữ, đứng hàng đầu là ung thư tử cung, nhưng nay ung thư vú đã chiếm vị trí này. Vì thế, khi cảm thấy đau ngực, các chị liền nghĩ đến chuyện bị ung thư.
Thực ra, nỗi sợ hãi của họ gây tổn hại cho sức khỏe, tinh thần còn nhiều hơn là nỗi đau thể chất. Nhiều người ngại, không dám đi khám, hoặc đi khám không đúng chỗ, bị "vẽ", lại càng sợ. Thật ra, ung thư vú không gây đau ở ngực. Nhiều người không biết chi tiết này nên tốn rất nhiều năng lượng cho... những suy nghĩ tiêu cực.
Đau ở ngực do hai bệnh lý. Một là u sợi tuyến vú, bệnh này không điều trị bằng thuốc, chỉ mổ lấy khối u, và đây là u lành. Hai là bệnh thay đổi sợi bọc ở vú, gây đau, nhưng không cần mổ, chỉ uống thuốc điều trị. Vì ung thư vú không gây đau, nên người mắc bệnh "không biết đâu mà phát hiện".
Không chỉ phụ nữ, mà ngay cả nam giới, nếu có người nhà bị ung thư vú, thì không nên chủ quan. Bởi loại ung thư này có tính di truyền rất cao. Tốt nhất, cứ ba tháng nên đi khám một lần. Phụ nữ sau 40 tuổi, chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần. Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, người bệnh sẽ đỡ tốn kinh phí, công sức, và đặc biệt là bớt rối loạn tâm lý.
Theo Phụ nữ

Giảm đau ngực cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai cũng là lúc bạn đối mặt với những cơn đau ngực khó chịu, đây là một triệu chứng thường xảy ra và là những tín hiệu tốt trong thai kỳ, tuy nhiên chúng cũng mang lại không ít khó chịu và mệt mỏi cho phụ nữ. 

Nguyên nhân bởi vì khi mang thai hooc-môn, các mô và việc lưu thông máu ở ngực của người phụ nữ thay đổi vì vậy họ sẽ có cảm giác đau cứng, nhạy cảm và khó chịu. Để giảm triệu chứng đau ngực cho phụ nữ mang thai, hãy cùng thực hiện các bước sau nhé.
Bước thứ nhất
Cách tốt nhất để hạn chế đau ngực khi mang thai là nên tìm cho mình một chiếc áo nịt ngực thông thoáng và hỗ trợ tốt.
Bạn nên tìm chọn loại áo có chất liệu mềm không gọng và đường nối phần núm vú. Chất liệu cotton sẽ khiến bà bầu thấy thoải mái và dễ thở hơn các chất liệu tổng hợp khác. Khi ngủ, bạn nên tháo áo nịt ngực ra cho thông thoáng hơn, ngực sẽ không bị gò ép và giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.
Bạn nên thay áo lót thường xuyên khi cơ thể có những biễn đổi về kích cỡ để ngực không bị bó buộc với 1 chiếc áo chật cứng duy nhất. Bên cạnh đó, việc thay áo còn có lợi cho sức khỏe vì trong thời kỳ này ngực bà bầu sẽ tiết ra sữa non, sữa non thấm qua áo gây mất vệ sinh.
Bước thứ 2
Thư giãn và nghỉ ngơi cùng với chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Bà bầu cần luôn chủ động trong các kế hoạch nói trên để tạo được sự thoải mái khỏe khoắn cao nhất.

Ảnh minh họa
Bước thứ 3
Bạn nên matxa ngực mỗi ngày khoảng 10 phút để làm giảm đau ngực. Một trong số cách matxa đơn giản và dễ chịu nhất là khi tắm bạn có thể dùng vòi hoa sen phun nước vào ngực, dùng tay mát xa cho ngực giúp máu tuần hoàn đều khiến ngực thêm khỏe mạnh và giảm bớt cơn đau cùng những khó chịu của chứng đau ngực. Bạn có thể dùng tinh dầu có mùi hương thơm mát dễ chịu để mát xa thư giãn phần ngực.
Bước thứ 4
Động tác thể dục giúp giảm chứng đau ngực: Tay nọ đặt lên tay kia, khuỷu tay để cao ngang tầm vai, kéo hai bàn tay sát ngực, giữ trong 3 giây, hít vào rồi thả tay, thở ra. Thực hiện động tác này 20 lần.
Bước thứ 5
Chú ý là không được dùng thuốc giảm đau hoặc bất kỳ loại thuốc nào để trị chứng đau ngực khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu bạn bị đau quá mức nên đi khám để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Lưu ý: Khi gần đến tháng sinh, việc chăm sóc ngực như trên phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu xoa nắn (nhất là ở núm vú) thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay để tránh bị chuyển dạ đẻ non.
Nguồn: Báo Kienthucgiadinh

Đau vú – những phiền muộn của phụ nữ


Một triệu chứng về vú thường gặp nhất là đau, thường được gọi là đau vú (ĐV), đây là nỗi phiền muộn của hầu hết phụ nữ. Cơn đau thường nẹ nhưng trong một số trường hợp, cơn đau nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lựa chọn điều trị thông thường là thuốc giảm đau và tìm hiểu nguyên nhân gây ra để có cách giải quyết hữu hiệu nhất.
ĐV được xếp thành ba nhóm chính: đau theo chu kỳ (đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt), đau không theo chu kỳ và đau có nguồn gốc ở ngoài vú.
Các triệu chứng ĐV theo chu kỳ là gì?
Đa số phụ nữ cảm giác có triệu chứng đau đều nhẹ, có thể được coi là bình thường. Một số người thấy khó chịu ở vú trong một vài ngày trước khi có kinh. Tuy nhiên, trong cơn đau có thể nặng hoặc kéo dài lên đến 1 – 2 tuần trước khi có kinh. Cơn đau thường giảm nhẹ ngay sau khi ra kinh. Mức độ thường thay đổi theo từng tháng. Thông thường, cơn đau ảnh hưởng đến cả hai vú. Vị trí đau nhiều ở phần trên và bên ngoài của vú, và có thể lan đến phần bên trong của cánh tay trên.
Nguyên nhân ĐV theo chu kỳ
Do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục. Theo GS. Ayres, phụ nữ ĐV có tỷ lệ progesteron/estrogen thấp hơn so với phụ nữ không ĐV xảy ra ở nửa sau chu kỳ kinh.
Hậu quả của stress ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, gây rối loạn kinh nguyệt, có thể mất kinh, chậm kinh hay ra kinh nhiều.
ĐV có thể gặp ở phụ nữ có thai giai đoạn đầu do sự tăng sinh và phát triển các ống tuyến vú, cảm giác cương đau.
Điều trị cho phụ nữ ĐV theo chu kỳ.
Không cần điều trị nếu các triệu chứng đều nhẹ. Nhiều phụ nữ yên tâm bởi biết rằng ĐV có tính chu kỳ không phải là một triệu chứng của ung thư vú hay bệnh không nghiêm trọng. Chỉ cần giảm yếu tố stress, nghỉ ngơi thư giãn, chế độ ăn ít chất béo, cà phê, rượu và sô-cô-la. Sử dụng áo ngực hợp lý hỗ trợ giảm đau. Dùng các vitamin B6, viatmin E.
Có thể dùng các loại giảm đau thông thường: paracetamol, hay loại giảm đau không có steroid như: ibuprofen, diclofenac.
Đối với phụ nữ trên 35 tuổi cần đi chụp phim vú, để loại trừ ĐV do ung thư.
Phụ nư  trên 20 tuổi chưa muốn có em bé, có thể dùng viên thuốc ngừa thai uống mỗi ngày cũng giúp làm giảm ĐV.
Trường hợp cơn đau nặng nề, giải pháp dùng các loại thuốc như: danazol, tamoxifen, bromocriptine nhằm ngăn chặn nội tiết tố nữ.
ĐV không theo chu kỳ
Ít phổ biến hơn đau theo chu kỳ và cũng có nhiều khác biệt. ĐV có thể có mặt mọi lúc, hoặc đến và đi một cách ngẫu nhiên. Đây là loại ĐV không liên quan đến thời gian. Có thể xác định vị trí vùng đau ở vú. Đôi khi cơn đau là cảm thấy ở một hoặc cả hai vú.
Nguyên nhân ĐV không theo chu kỳ gặp các nguyên nhân sau:
- Chấn thương vú, một cú đánh hay do tác động lực vào vú rõ ràng gây đau.
- Khối u nang to chèn ép mô vú sẽ gây đau hoặc nhạy cảm đau khu trú.
- Nhiễm trùng vú, vú sưng đỏ, núm vú tiết dịch, thường gặp trong thời kỳ cho con bú do tắc tuyến sữa hay áp-xe tuyến vú.
Điều trị ĐV không theo chu kỳ:
cách điều trị tốt nhất theo nguyên nhân gây ĐV và thuốc giảm đau thông thường. Thuốc kháng viêm kèm giảm đau như diclophenac hay meloxicam sử dụng trong chấn thương vú. Điều trị chọc hút nang hay bóc nang trong u nang to vú. Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bị nhiễm trùng vú cần dùng kháng sinh và hút sữa để tránh nhiễm trùng.
Đau có nguồn gốc ở ngoài vú
Loại thứ 3 này không thực sự là một dạng ĐV, mặc dù người phụ nữ cảm thấy giống với ĐV, thường đau ở giữa ngực và không thay đổi theo chu kỳ kinh, phổ biến nhất là đau khớp sườn ức, khi ấn vào xương ức nơi tiếp nối các xương sườn cảm giác đau nhiều thường do viêm sụn sườn.
Đau không phải từ vú mà do viêm khớp ở đốt sống cổ lan xuống vú. Viêm dây thần kinh liên sườn gây ĐV.
Bệnh Zona do virút herpes zoster gây ra vị trí ở ngực cũng làm cơn ĐV nhiều.
Điều trị ĐV có nguồn gốc ngoài vú cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây nên, ngoài thuốc giảm đau, dùng những thuốc tác dụng đặc hiệu.
ĐV và ung thư vú
ĐV không phải là một triệu chứng sớm của ung thư vú.
Ngay cả khi đau ngực kèm với một khối u vú, nhiều khả năng là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên, có liên quan đến đau cần đi khám và đặc biệt lưu ý khi có các dấu hiệu sau:
- Một khối u nhỏ ở vú hoặc dưới cánh tay của bạn không đau.
- Có tiết dịch từ một khối u hoặc núm vú.
- Tiền căn gia đình có mẹ hay chị em gái mắc bệnh ung thư vú.
- Dấu hiệu sưng và đỏ ở vú mà không liên quan đến bé bú.
ĐV là nỗi phiền muộn của đa số phụ nữ. Trên thực tế, triệu chứng đau này thường xảy ra theo chu kỳ làm ảnh hưởng chất lượng sống. Điều quan trọng cần đi khám và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa giúp tìm ra nguyên nhân để có kế hoạch điều trị tốt.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN